"Kinh hoàng" Làm trắng da với 2 nghìn đồng
Tại một số xã vùng sâu của tỉnh Đắk Nông, nhiều chị em chỉ cần bỏ ra 2.000 đồng là có thể mua được một sản phẩm làm đẹp. Loại mỹ phẩm “giá rẻ như cho” này thường được quảng cáo với vô số công dụng như: làm trắng da, tẩy tế bào chết, trị thâm, trị mụn…
Đánh vào tâm lý ưa chuộng hàng giá rẻ, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhiều người mang mỹ phẩm rẻ như cho vào tận vùng sâu, nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số để bán kiếm lời. Tại đây, một hộp kem dưỡng trắng da, thỏi son hay chai dầu gội đầu… thường được bán với mức giá không tưởng.
Cửa hàng tạp hóa T.H (xã Nam Nung, huyện Krông Nô) nhiều năm nay kết hợp buôn bán thực phẩm với mỹ phẩm. Chủ cửa hàng này cho biết, ở xã Nam Nung chỉ có hai ba điểm bán sản phẩm chăm sóc da nên cửa hàng của chị cũng làm ăn được. Nói đoạn, chị liền lấy từ trong tủ mấy loại mỹ phẩm ra giới thiệu. Trong số này, chỉ có vài thương hiệu nổi tiếng còn phần lớn đều khá lạ lẫm như: “Ngọc trai hồng”, “kem Z ”, R.Đ, Q.L (tên do người sử dụng, người bán gọi)… có xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc (!?)
Cầm trên tay lọ kem 100% tiếng Trung Quốc, chủ tạp hóa T.H chia sẻ: “Tất cả mỹ phẩm ở đây đều được vận chuyển từ Đắk Lắk xuống bỏ sỉ. Do là sản phẩm ngoại nên người ta hướng dẫn mình sử dụng luôn. Nhiều người dùng quen rồi nên cũng không cần hướng dẫn lại.”
Sạp mỹ phẩm ngay cổng chợ Quảng Khê (xã Quảng Khê, huyện Đắk G’Long) cũng kinh doanh hàng trăm loại mỹ phẩm, với mức giá từ vài ngàn đến vài trăm ngàn đồng. Sạp hàng này có duy nhất một tủ kính đựng hàng, nhưng khi hỏi mua, chị Hương (chủ sạp) đon đả trưng ra cả chục loại mỹ phẩm khác.
Tuy nhiên, ngoài một số mỹ phẩm được bọc sơ sài bằng túi nilông, hộp giấy còn lại được bó thành bó mà không được bao bọc gì, song chị Hương cho biết, loại mỹ phẩm “5 không” này (không bao bọc, không nhãn mác, không thành phần, không xuất xứ, không hạn sử dụng) được rất nhiều chị em ở đây ưa chuộng.
Nhiều tháng nay, chị em H’ Uyl (xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long) cũng rủ nhau mua một loại kem dưỡng da về dùng. Thoa nhẹ một lớp kem trắng đục từ lọ kem nhãn hiệu Q.L, H’ Uyl cho biết, một hộp (bao gồm 2 lọ nhỏ) có giá 15.000 ngàn đồng, mỗi tối chỉ cần thoa một lớp mỏng, trong vòng 7 ngày là sẽ da trắng và ít mụn.
Cô em họ của H’ Uyl mấy hôm nay cũng học chị cách làm đẹp da. Khuôn mặt sưng phù, đỏ tấy như bị đánh, H’ Diet cho biết, cô mới dùng kem được 3 ngày nay. “Người ta nói (PV-người bán), mấy ngày đầu bôi thì nó hơi nóng và rát nhưng qua ngày thứ 7 thì da sẽ hồng hào, mịn màng. 15 ngày sau thì bôi đợt khác, những đợt sau sẽ không còn cảm giác rát nữa”, H’ Diet vừa nói, vừa xuýt xoa.
Cũng là người thường xuyên sử dụng mỹ phẩm, nhưng hai bên má H’ Phương (xã Quảng Phú, huyện Krông Nô) dày đặc những vết thâm. Do cách xa trung tâm huyện, tỉnh nên nhiều phụ nữ trong buôn Phương thường mua mỹ phẩm ở cửa hàng tạp hóa hoặc tiệm thuốc Tây. Chị này cho hay, vì “không có nhiều tiền để mua kem trên tivi”, nên những vết thâm, nám trên khuôn mặt chị được “che” tạm bằng lớp kem sâm vàng với giá 12.000 đồng/hộp.
Qua tìm hiểu, những loại mỹ phầm giá rẻ như cho này đều có người giao hàng tận nhà. Tại thị xã Gia Nghĩa, những đầu mối chuyên cung cấp mỹ phẩm cho các xã vùng sâu là Quốc Anh, Mai, Mỹ, Phương... hoặc mua sỉ tại khu vực chợ trung tâm, đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP.Buôn Ma Thuột). Giá mỗi sản phẩm cũng chỉ dao động từ 4.000-20.000 đồng/hộp.
Đặc biệt, khi liên hệ với cơ sở sản xuất kem M.T (địa chỉ tại tỉnh Vĩnh Long), đại diện của thương hiệu này cho biết, đối với những khách mua sỉ, một lố 12 hộp kem chỉ có giá 22.000 đồng (tức là chưa đến 2.000/1 hộp). Tất cả mỹ phẩm đều có giấy kiểm định chất lượng và đảm bảo điều kiện lưu hành trên thị trường.
Trước thực trạng mỹ phẩm giá rẻ trôi nổi hiện nay, bác sĩ da liễu Lê Thanh Thủy (Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Đắk Nông) khẳng định, những loại mỹ phẩm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. “Nhiều loại mỹ phẩm giá rẻ chứa chất gây hại như Corticoid, Parabens, Triclosan, Aspirin, chì…Khi không may dùng phải mỹ phẩm chứa các chất này, da sẽ có biểu hiện bỏng rát, nổi mẩn đỏ, mụn trứng cá, ngứa ngáy. Về lâu dài, người dùng sẽ bị mỏng da, giãn mạch, nám da thậm chí ung thư da.”
Trong khi đó, một cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông chia sẻ, việc kiểm soát những loại mỹ phẩm này không hề đơn giản. Do địa bàn rất rộng lớn, hoạt động kinh doanh mỹ phẩm chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún nên không thể kiểm tra, truy xuất hết nguồn gốc của các loại mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ một sản phẩm có chứa chất độc hại, đơn vị cũng phải lấy mẫu đem xuống TP.HCM mới có thể xét nghiệm được. “Công việc này phải có thời gian để thực hiện, khi có kết quả thì những loại mỹ phẩm đó cũng được người kinh doanh cất giấu hoặc tiêu hủy”, vị cán bộ Chi cục Quản lý thị trường cho biết.
Cùng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở y tế Đắk Nông cũng thông tin: “Hiện nay tỉnh Đắk Nông chưa cơ quan xét nghiệm, kiểm định chất lượng các loại mỹ phẩm đang lưu hành. Tuy nhiên Sở Y tế vẫn thực hiện thanh tra, kiểm tra theo định kỳ các điểm bán mỹ phẩm trên thị trường, đồng thời chỉ đạo phòng y tế các huyện thu hồi các sản phẩm có chất độc hại theo công bố của Bộ y tế.”
Theo Dân trí
Đánh vào tâm lý ưa chuộng hàng giá rẻ, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhiều người mang mỹ phẩm rẻ như cho vào tận vùng sâu, nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số để bán kiếm lời. Tại đây, một hộp kem dưỡng trắng da, thỏi son hay chai dầu gội đầu… thường được bán với mức giá không tưởng.
Mỹ phẩm giá rẻ thường được bán ở các tiệm thuốc Tây hoặc cửa hàng tạp hóa |
Cửa hàng tạp hóa T.H (xã Nam Nung, huyện Krông Nô) nhiều năm nay kết hợp buôn bán thực phẩm với mỹ phẩm. Chủ cửa hàng này cho biết, ở xã Nam Nung chỉ có hai ba điểm bán sản phẩm chăm sóc da nên cửa hàng của chị cũng làm ăn được. Nói đoạn, chị liền lấy từ trong tủ mấy loại mỹ phẩm ra giới thiệu. Trong số này, chỉ có vài thương hiệu nổi tiếng còn phần lớn đều khá lạ lẫm như: “Ngọc trai hồng”, “kem Z ”, R.Đ, Q.L (tên do người sử dụng, người bán gọi)… có xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc (!?)
Cầm trên tay lọ kem 100% tiếng Trung Quốc, chủ tạp hóa T.H chia sẻ: “Tất cả mỹ phẩm ở đây đều được vận chuyển từ Đắk Lắk xuống bỏ sỉ. Do là sản phẩm ngoại nên người ta hướng dẫn mình sử dụng luôn. Nhiều người dùng quen rồi nên cũng không cần hướng dẫn lại.”
Sạp mỹ phẩm ngay cổng chợ Quảng Khê (xã Quảng Khê, huyện Đắk G’Long) cũng kinh doanh hàng trăm loại mỹ phẩm, với mức giá từ vài ngàn đến vài trăm ngàn đồng. Sạp hàng này có duy nhất một tủ kính đựng hàng, nhưng khi hỏi mua, chị Hương (chủ sạp) đon đả trưng ra cả chục loại mỹ phẩm khác.
Tuy nhiên, ngoài một số mỹ phẩm được bọc sơ sài bằng túi nilông, hộp giấy còn lại được bó thành bó mà không được bao bọc gì, song chị Hương cho biết, loại mỹ phẩm “5 không” này (không bao bọc, không nhãn mác, không thành phần, không xuất xứ, không hạn sử dụng) được rất nhiều chị em ở đây ưa chuộng.
Nhiều tháng nay, chị em H’ Uyl (xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long) cũng rủ nhau mua một loại kem dưỡng da về dùng. Thoa nhẹ một lớp kem trắng đục từ lọ kem nhãn hiệu Q.L, H’ Uyl cho biết, một hộp (bao gồm 2 lọ nhỏ) có giá 15.000 ngàn đồng, mỗi tối chỉ cần thoa một lớp mỏng, trong vòng 7 ngày là sẽ da trắng và ít mụn.
Cô em họ của H’ Uyl mấy hôm nay cũng học chị cách làm đẹp da. Khuôn mặt sưng phù, đỏ tấy như bị đánh, H’ Diet cho biết, cô mới dùng kem được 3 ngày nay. “Người ta nói (PV-người bán), mấy ngày đầu bôi thì nó hơi nóng và rát nhưng qua ngày thứ 7 thì da sẽ hồng hào, mịn màng. 15 ngày sau thì bôi đợt khác, những đợt sau sẽ không còn cảm giác rát nữa”, H’ Diet vừa nói, vừa xuýt xoa.
Khuôn mặt H’ Phương vẫn còn lớp kem trắng che đi vết thâm và nám lâu ngày |
Cũng là người thường xuyên sử dụng mỹ phẩm, nhưng hai bên má H’ Phương (xã Quảng Phú, huyện Krông Nô) dày đặc những vết thâm. Do cách xa trung tâm huyện, tỉnh nên nhiều phụ nữ trong buôn Phương thường mua mỹ phẩm ở cửa hàng tạp hóa hoặc tiệm thuốc Tây. Chị này cho hay, vì “không có nhiều tiền để mua kem trên tivi”, nên những vết thâm, nám trên khuôn mặt chị được “che” tạm bằng lớp kem sâm vàng với giá 12.000 đồng/hộp.
Qua tìm hiểu, những loại mỹ phầm giá rẻ như cho này đều có người giao hàng tận nhà. Tại thị xã Gia Nghĩa, những đầu mối chuyên cung cấp mỹ phẩm cho các xã vùng sâu là Quốc Anh, Mai, Mỹ, Phương... hoặc mua sỉ tại khu vực chợ trung tâm, đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP.Buôn Ma Thuột). Giá mỗi sản phẩm cũng chỉ dao động từ 4.000-20.000 đồng/hộp.
Đặc biệt, khi liên hệ với cơ sở sản xuất kem M.T (địa chỉ tại tỉnh Vĩnh Long), đại diện của thương hiệu này cho biết, đối với những khách mua sỉ, một lố 12 hộp kem chỉ có giá 22.000 đồng (tức là chưa đến 2.000/1 hộp). Tất cả mỹ phẩm đều có giấy kiểm định chất lượng và đảm bảo điều kiện lưu hành trên thị trường.
Những mỹ phẩm “ngoại nhập” có giá bán từ 4.000- 20.000 đồng/1 sản phẩm |
Trước thực trạng mỹ phẩm giá rẻ trôi nổi hiện nay, bác sĩ da liễu Lê Thanh Thủy (Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Đắk Nông) khẳng định, những loại mỹ phẩm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. “Nhiều loại mỹ phẩm giá rẻ chứa chất gây hại như Corticoid, Parabens, Triclosan, Aspirin, chì…Khi không may dùng phải mỹ phẩm chứa các chất này, da sẽ có biểu hiện bỏng rát, nổi mẩn đỏ, mụn trứng cá, ngứa ngáy. Về lâu dài, người dùng sẽ bị mỏng da, giãn mạch, nám da thậm chí ung thư da.”
Khi ngừng sử dụng kem trắng da cấp tốc Q.L, da mặt nhiều người xuất hiện những nốt mẩn đỏ |
Trong khi đó, một cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông chia sẻ, việc kiểm soát những loại mỹ phẩm này không hề đơn giản. Do địa bàn rất rộng lớn, hoạt động kinh doanh mỹ phẩm chủ yếu nhỏ lẻ, manh mún nên không thể kiểm tra, truy xuất hết nguồn gốc của các loại mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ một sản phẩm có chứa chất độc hại, đơn vị cũng phải lấy mẫu đem xuống TP.HCM mới có thể xét nghiệm được. “Công việc này phải có thời gian để thực hiện, khi có kết quả thì những loại mỹ phẩm đó cũng được người kinh doanh cất giấu hoặc tiêu hủy”, vị cán bộ Chi cục Quản lý thị trường cho biết.
Cùng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở y tế Đắk Nông cũng thông tin: “Hiện nay tỉnh Đắk Nông chưa cơ quan xét nghiệm, kiểm định chất lượng các loại mỹ phẩm đang lưu hành. Tuy nhiên Sở Y tế vẫn thực hiện thanh tra, kiểm tra theo định kỳ các điểm bán mỹ phẩm trên thị trường, đồng thời chỉ đạo phòng y tế các huyện thu hồi các sản phẩm có chất độc hại theo công bố của Bộ y tế.”
Theo Dân trí
Xem thêm các thương hiệu mỹ phẩm locean, mỹ phẩm kosé, nước hoa tommy hilfiger, nước hoa calvin klein, nước hoa christian dior, nước hoa lancôme, mỹ phẩm scien sight, mỹ phẩm laneige, mỹ phẩm la roche-posay, mỹ phẩm ohui, mỹ phẩm sakura, mỹ phẩm vichy, mỹ phẩm shiseido, mỹ phẩm miss fairy, mỹ phẩm luna belle, mỹ phẩm vacci, mỹ phẩm angel madam đang khuyến mãi giá tốt đang giảm giá trên thị trường mỹ phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cả nhà bạn